Nội dung
Khi nhắc đến các ngôn ngữ lập trình cơ bản, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến bộ ba HTML, CSS và JavaScript. Tuy nhiên, ngoài bộ ba này còn có một ngôn ngữ khác cũng được ứng dụng nhiều trong việc phát triển web, đó chính là PHP. Vậy PHP là gì và nó có những ưu nhược điểm nào?
PHP là gì?
PHP là viết tắt của Hypertext Preprocessor và biểu thị ngôn ngữ kịch bản phía máy chủ. Nghĩa là các ứng dụng được viết trên đó chạy trên máy chủ web và không phụ thuộc vào trình duyệt web.
Trong những năm gần đây, ngôn ngữ PHP dần được cải tiến và được xếp hạng là một trong số các công cụ lập trình tốt và phổ biến nhất hiện nay. Bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội.
Nó được xem là một công nghệ rất hiệu quả với nhiều công cụ hỗ trợ. Trên thực tế, theo bảng xếp hạng đánh giá các mức độ phổ biến PYPL thì PHP là ngôn ngữ lập trình phổ biến đứng thứ 5 trên thế giới.
Cú pháp PHP
Sau khi giới thiệu PHP là gì, tôi sẽ chuyển qua phần cú pháp của PHP.
Tệp PHP cũng có thể chứa các thẻ như HTML và các tập lệnh phía máy khách như JavaScript.
- HTML là một lợi thế bổ sung khi học ngôn ngữ PHP. Bạn có thể học PHP mà không cần biết quá nhiều về HTML nhưng ít nhất bạn nên nắm rõ những điều cơ bản nhất về HTML.
- Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu DBMS cho các ứng dụng hỗ trợ cơ sở dữ liệu.
- Đối với các phần nâng cao hơn như các ứng dụng tương tác và dịch vụ web, bạn sẽ cần JavaScript và XML.
Biểu đồ dưới đây minh họa cấu trúc cơ bản của ứng dụng web PHP và cách mà máy chủ xử lý các yêu cầu.
Cấu trúc cơ bản của ứng dụng web PHP
PHP được sử dụng để làm gì?
PHP chủ yếu được sử dụng để phát triển web. Mặc dù lợi ích ban đầu của PHP chính là tạo ra các trang web động. Tuy nhiên, các developer lại thích sử dụng ngôn ngữ PHP để xây dựng phía máy chủ của các ứng dụng web.
Ban đầu, PHP là một ngôn ngữ có mục đích chung, do đó, nó có thể có nhiều cách triển khai khác nhau nếu cần thiết. Ví dụ, có thể sử dụng PHP để tạo ra các ứng dụng trên desktop. Ngoài ra, từ phiên bản 5, PHP hỗ trợ lập trình hướng đối tượng cung cấp hàng loạt các tính năng hoàn toàn mới.
Nhờ tính linh hoạt mà bạn có thể kết hợp PHP với những ngôn ngữ lập trình khác. Ví dụ, các developer có thể viết các phần mở rộng cho PHP bằng ngôn ngữ C, nhờ đó, có thể bổ sung thêm nhiều tính năng hơn.
Bên cạnh đó, PHP có một lượng lớn các thư viện và framework sẵn có. Các PHP framework phổ biến nhất có thể kể đến như Laravel, Symfony, Phalcon, Zend Framework và Yii.
Hai thành tựu nổi bật nhất về phần mềm viết bằng PHP chính là Facebook và WordPress.
Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ lập trình PHP
Tiếp sau phần PHP là gì và PHP được sử dụng để làm gì, tôi sẽ nêu rõ những ưu, nhược điểm của nó trong phần dưới đây.
9 Ưu điểm bạn nên sử dụng PHP
Không phải ngẫu nhiên mà ngôn ngữ PHP lại được sử dụng phổ biến như thế. Bởi nó có những ưu điểm như sau:
1. Là sự lựa chọn của đa số các chuyên gia
Hiện nay, ngày càng có nhiều người theo đuổi nghề lập trình và có khá nhiều cộng đồng các developer ra đời. Tuy nhiên, số lượng các developer ngày càng tăng lên cũng đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh cao và mức lương thấp hơn.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ PHP rất dễ học và dễ thực hiện.
2. Nguồn tài liệu học phong phú
Có khá nhiều nguồn học lập trình PHP, chẳng hạn như các video hướng dẫn, giáo trình và các tài liệu tham khảo,… Nếu bạn muốn tìm hiểu về ngôn ngữ PHP, hãy lựa chọn cho mình một nguồn học phù hợp và tạo cảm hứng học nhất.
Hãy học từ những thứ đơn giản và nắm chắc kiến thức cơ bản, sau đó, bắt đầu học những thứ khó và phức tạp hơn. Mặc dù không dễ như học Python nhưng PHP cũng là một ngôn ngữ lập trình không quá rắc rối.
3. Cải thiện tốc độ tải của website
Sử dụng PHP giúp các website tải nhanh hơn so với nhiều công nghệ phát triển web khác. Ví dụ: hiện tại, khi đặt lên bàn cân so sánh thì các website được lập trình bằng PHP nhanh hơn Python khoảng ba lần.
Điều quan trọng là nếu website của bạn có tốc độ tải kém sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến việc xếp hạng SEO. Do đó, cải thiện tốc độ tải trang làm tăng khả năng cạnh tranh của website. Tốc độ tải ứng dụng nhanh sẽ làm hài lòng và giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn.
4. Có nhiều lựa chọn của cơ sở dữ liệu
PHP cho phép kết nối với hầu hết mọi loại cơ sở dữ liệu. Sự lựa chọn phổ biến nhất hiện nay chính là MySQL bởi nó là công cụ miễn phí, hiệu quả và được các developer ưa chuộng.
Các tùy chọn khác của hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu tương thích với PHP gồm có mSQL, MS-SQL, SQLite, PostgreSQL,… Bên cạnh đó, PHP có thể được sử dụng với ElasticSearch, Redis, MongoDB và các cơ sở dữ liệu phi quan hệ khác.
Bằng cách này, các developer không bị giới hạn trong việc sử dụng các cơ sở dữ liệu nhất định và có thể lựa chọn cơ sở dữ liệu tối ưu nhất cho các ứng dụng trong tương lai sau khi cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan.
5. Phần mềm nguồn mở với chi phí không quá cao
PHP là một công nghệ miễn phí giúp tiết kiệm đáng kể chi phí phát triển. Bên cạnh đó, đa số các công cụ phát triển kết hợp được với PHP chính là những phần mềm mã nguồn mở và miễn phí. Do đó, có thể cắt giảm rất nhiều khoản chi phí của dự án.
Ngoài ra, có rất nhiều framework, như Laravel và CodeIgniter và các CMS khác, chẳng hạn như WordPress và Drupal có thể mở rộng chức năng của PHP và làm cho quá trình phát triển trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
6. Dịch vụ lưu trữ rẻ hơn
Kịch bản hoạt động phổ biến nhất cho website PHP chính là LAMP stack (nền tảng của các hosting website được kết hợp từ 4 lớp giải pháp phần mềm riêng lẻ). Nghĩa là một website chạy trên máy chủ web Apache HTTP được triển khai trên hệ thống Linux và sử dụng MySQL làm cơ sở dữ liệu.
Tất cả các thành phần này đều miễn phí và stack được kiểm tra tốt. Nhờ đó, sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian phát triển web.
7. Có khả năng kết hợp với HTML
PHP cung cấp lập trình HTML nhúng. Khi kết hợp 2 công nghệ này với nhau sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp đáng kinh ngạc.
Trong hầu hết các trường hợp, một tập lệnh PHP không can thiệp vào mã HTML của một trang web nhưng thay vào đó là tự hoàn thành nó trong khi nó vẫn đang nằm trong đường viền được xác định bởi thẻ <?php ?>.
Ngược lại, nếu bạn đã xây dựng toàn bộ trang trên PHP, bạn có thể tích hợp mã HTML bằng cách sử dụng tập lệnh. Trong trường hợp này, sẽ có sự khác biệt giữa trang được tạo ra và trang HTML truyền thống: các thẻ PHP sẽ đứng trước các thẻ HTML.
8. Có tính linh hoạt
Nhờ tính linh hoạt mà PHP có thể kết hợp hiệu quả với nhiều ngôn ngữ lập trình khác. Do đó, sản phẩm phần mềm có thể sử dụng những công nghệ hiệu quả nhất cho từng tính năng cụ thể.
Ngoài ra, PHP là ngôn ngữ đa nền tảng. Nghĩa là các developer có thể sử dụng các hệ điều hành như Windows, Linux, macOS để thực hiện mã hóa
9. Có khả năng tương thích với các dịch vụ đám mây
Hiện nay, nhiều sản phẩm hiện đại có xu hướng sử dụng các giải pháp điện toán đám mây, chẳng hạn như Amazon Web Services, với nhiều mục đích khác nhau. Các ứng dụng được viết bằng PHP được hỗ trợ bởi nhiều dịch vụ đám mây khác nhau, ví dụ như AWS Lambda.
Do đó, một ứng dụng PHP có thể được triển khai trên một máy chủ đám mây và đạt được nhiều hiệu ứng có lợi khác.
3 hạn chế còn tồn động của PHP
Mặc dù PHP có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng nó cũng còn tồn đọng một số nhược điểm đáng kể. Hãy xem xét những nhược điểm này cũng như những bất lợi mà chúng có thể gây ra
1. Mức độ phổ biến ngày càng giảm sút
Mặc dù PHP là một công cụ có sức ảnh hưởng và có nguồn tài liệu tham khảo dồi dào nhưng vẫn có những ngôn ngữ lập trình khác dễ áp dụng vào các ứng dụng web hơn. Ví dụ như Python. Do đó, nhiều người lựa chọn học Python thay vì PHP khi mới bắt đầu.
Hiện tại, PHP đang thống trị mảng phát triển web nhưng rất có thể trong tương lai, nó sẽ không giữ được vị trí đó nữa. Số lượng các developer PHP sẽ ngày càng giảm sút dẫn đến thiếu hụt.
2. Thiếu các thư viện dành riêng cho những tính năng mới cập nhật
Ví dụ, hiện nay, học máy đang dẫn đầu xu hướng và chắc chắn sẽ giữ vững vị trí trong tương lai. Mặc dù PHP có bộ thư viện nhưng nó không thể cạnh tranh với Python trong việc phát triển các ứng dụng web được hỗ trợ bởi học máy.
Hiện nay, PHP không thể cung cấp các lựa chọn thay thế hiệu quả và nhanh chóng như Python’s TensorFlow, Scikit-learn, Theano, và Keras
3. Lỗi bảo mật
Một trong những lý do khiến các developer vẫn lo ngại về tính bảo mật của PHP chính là bản chất mã nguồn mở của PHP. Các lỗ hổng mã có thể bị các hacker khai thác với mục đích xấu.
Bên cạnh đó, vốn dĩ PHP luôn bị xem là ngôn ngữ không có tính bảo mật cao. Do đó, nếu các website và ứng dụng được phát triển mới những developer thiếu kinh nghiệm sẽ dễ bị phát sinh lỗi bảo mật. Tuy nhiên, nếu được làm việc với đội ngũ developer chuyên nghiệp thì bạn không cần lo lắng về vấn đề này.
Hiện nay, PHP vẫn đứng đầu trong lĩnh vực phát triển web. Và vẫn có nhiều website chạy trên ngôn ngữ lập trình này. Nó cho phép người dùng có thể thiết kế và triển khai các website riêng của họ trên các nền tảng lưu trữ miễn phí hoặc có trả phí chỉ với một vài click chuột. Do đó, trong tương lai, ngôn ngữ PHP vẫn có thể được sử dụng rộng rãi.
Cơ hội nghề nghiệp lập trình PHP
PHP chưa bao giờ là ngôn ngữ lỗi mốt bởi các ứng dụng và website lớn như Facebook, WordPress, Wikipedia vẫn đang sử dụng PHP. Bên cạnh đó, nó cũng đang là ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng trong các website thương mại điện tử.
Ngoài ra, PHP cũng là một ngôn ngữ lập trình khá dễ học và được ứng dụng nhiều so với những ngôn ngữ khác.
Nếu bạn thử tìm kiếm “việc làm lập trình viên PHP” thì Google sẽ hiển thị hàng triệu kết quả. Con số này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng developer PHP rất nhiều.
Tuy nhiên, nhu cầu công việc về lập trình càng tăng lên thì mức độ cạnh tranh lại càng tăng lên. Do đó, nếu bạn muốn có một vị trí quan trọng trong ngành lĩnh vực lập trình thì cần nắm vững kiến thức, trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm.
Nên học lập trình PHP ở đâu?
Như đã nêu trên, nghề lập trình PHP đã và đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, không phải ai học lập trình cũng có thể trở thành developer được. Bởi có nhiều người còn hời hợt trong việc học hoặc chưa xác định được mục tiêu rõ ràng và dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng.
Chính vì thế, điều quan trọng nhất chính là lựa chọn một nguồn học uy tín và chất lượng. Nếu bạn đang có ý định làm việc hoặc tìm hiểu về ngành này, tôi khuyên bạn hãy lựa chọn các khóa học.
Chỉ khi học tập trong môi trường chuyên nghiệp, có sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên thì bạn mới có thể nắm vững những kiến thức gốc rễ của lập trình.
Khóa học lập trình PHP Ironhack
Nếu bạn chưa định hướng được nên học lập trình PHP từ đâu và mong muốn học 1 khóa học PHP online, hãy đến với Ironhack để nhận được sự tư vấn kỹ càng.
Ironhack tự hào là cơ sở đào tạo chuyên nghiệp giúp bạn trở thành một lập trình viên chỉ sau 120 ngày học.
Ironhack chú trọng vào phương pháp giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sau mỗi phần bài giảng kiến thức sẽ có những bài tập nhỏ để học viên có thể ứng dụng những gì đã học vào thực tế.
Sau khi kết thúc khóa học, Ironhack sẽ hỗ trợ học viên tìm kiếm vị trí thực tập tại các công ty công nghệ. Đặc biệt, cam kết hoàn lại học phí nếu học viên không thể tìm được công việc đúng chuyên môn sau khi tốt nghiệp.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ được PHP là gì và vì sao nên học ngôn ngữ PHP. Thị trường lao động đang có nhu cầu cao về các công việc liên quan đến lập trình. Do đó, nếu muốn trở thành một developer chuyên nghiệp, bạn cần sớm vạch rõ mục tiêu và lên kế hoạch học tập ngay từ hôm nay.