Nội dung
Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về thị trường ngành CNTT hiện nay tại Việt Nam. Theo báo cáo thị trường 2020, lập trình viên là một trong những nghề có thu nhập bình quân cao, nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Thực tế như thế nào? Bài viết dành cho những bạn đang hoặc sẽ theo đuổi con đường trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp.
Tổng quan thị trường nhân lực IT 2020
Ngành CNTT nói chung và lập trình viên nói riêng, luôn được đánh giá là một trong những ngành khát nhân lực nhất Việt Nam, khi các doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng. Theo TopDev, Thời điểm tháng 4 năm 2020, đã có báo cáo khoảng 90% doanh nghiệp IT có dự dịnh tiếp tục thực hiện tuyển dụng, trong đó 50% doanh nghiệp cho biết có nhu cầu mở rộng quy mô nhân sự thêm 11-20% và gần 25% doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thêm 21- 30% nhân sự của mình. Vì vậy, hiện nay được cho rằng nhân lực IT có thể sẽ tăng lên đến 400.000 vào năm 2020 và 500.000 vào năm 2021.
Cơn khát nhân sự trong ngành đã làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thêm mạnh mẽ. Các doanh nghiệp xây dựng nhiều cơ chế để có thể thu hút và giữ chân lập trình viên. Theo báo cáo của topDev, có đến 85,7% lập trình viên không có nhu cầu chủ động tìm việc mới. Điều này có thể nói lên rằng những lập trình viên này khá hài lòng về nghề nghiêp, công việc hiện tại. Tuy nhiên, có đến 62.9% trong số đó nói rằng sẽ cân nhắc nếu có cơ hội khác tốt hơn. Lý do các lập trình viên sẽ sẵn sang cân nhắc để nhảy việc được cho là họ muốn một mức thu nhập cao hơn ở hiện tại. Các cơ hội mới này thường được giới thiệu bởi bạn bè, người quen. Sở dĩ vì lập trình là một nghề đang được săn đón hiện nay và có sự cạnh tranh lớn về thu nhập.
Nghiên cứu cũng chỉ ra chỉ có 13% lập trình viên thể hiện sự hài lòng với mức thu nhập hiện tại, trong khi con số phần trăm không hài lòng là 40%. Điều này một lần nữa nói lên rằng nghề lập trình thực sự có một sức cạnh tranh lớn về thu nhập, các lập trình viên nhất là những người đã có kinh nghiệp luôn có xu thế chuyển đổi về những doanh nghiệp sẵn sang trả một mức lương cao hơn.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt này là do chương trình đào tạo không đúng trọng tâm doanh nghiệp cần; sinh viên ra trường không có kỹ năng thực hành, thiếu kỹ năng trong công việc. Và một yếu tố lớn là do công nghệ thay đổi quá nhanh, khó xây dựng chương trình đào tạo trong nhà trường.
Các lĩnh vực nổi bật trong ngành
Theo khảo sát của TopDev, trong năm 2020, thị trường tại Việt Nam có sự phản hồi tốt và phát triển mạnh trong 12 lĩnh vực chính sau đây:
- Thương mại điện tử (E-Commerce): Sendo, Lazada, Shopee, Tiki,…
- Công nghệ tài chính: Momo, Moca, ViettelPay, AirPay,…
- Gọi xe / Thức ăn: Grab, Go-Viet, Be, Now,…
- Du lịch trực tuyến: Vntrip.vn, Ivivu.com, Chudu24.com,…
- Business Process Outsourcing (BPO): FPT, Tek Experts, FSI, Expertrans, Mắt Bão, …
- Hightech (AI/ML, IoT, BigData,…): Infinity Blockchain Labs, Kyber Network, Umbala Network,…
- Business Service (SaaS,…): Base, Haravan, Sapo, Misa,…
- Edtech: GotIt!, Elsa, Monkey Junior, Unica, Kyna,…
- Vận chuyển hàng hoá: Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, Grab, …
- Xuất khẩu phần mềm: Fsoft, Tinh Vân, KMS, …
- Truyền thông trực tuyến / Nội dung số: VCCorp, VTC, VNG, FPT Online, …
- Healthcare: eDoctor, Vinmec, …
Thị trường Việt Nam đứng trước cơ hội vàng như thế nào?
Năm 2020 được xác định là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ để tiến gần hơn đến việc trở thành một quốc gia IT có tầm vóc trong khu vực. Tại sao ngành IT, lập trình tại Việt nam lại “hot” như vậy? Một trong những lý do đó chính là Việt Nam là một trong những đất nước được các công ty công nghệ nước ngoài lựa chọn để làm nơi phát triển sản phẩm. Với lý do có thể đáp ứng được phong trào khởi nghiệp được thúc đẩy và đặc biệt làn sóng chuyển mình của các doanh nghiệp truyền thống sang chuyển đổi số và thương mại điện tử ở nhiều lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, bất động sản…Việt Nam đang thu hút sự chú ý của thế giới để phát triển những sản phẩm của họ.
Ngoài Samsung là một trong những tập đoàn vốn nước ngoài giúp đẩy mạnh nền kinh tế của Việt Nam, sự tham gia của Apple trong thời gian tới có thể sẽ còn tiếp thêm sức mạnh cho làn sóng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Riêng Samsung trong năm 2020, họ cho biết sẽ đầu tư thêm 300 triệu đô vào R&D tại khu vực Hà Nội, cần thêm 4,000 nhân lực cho lĩnh vực công nghệ trong thời gian tới. Hindustan Computers Limited, một trong 3 công ty lập trình lớn nhất Ấn Độ đã phát triển trung tâm của mình tại TP.HCM, cần thêm 10,000 kỹ sư trong 5 năm nữa. Công ty Axon Enterprise, một trong những công ty phát triển công nghệ cho việc hành pháp hàng đầu tại Mỹ cũng đã tập trung cơ sở phát triển công nghệ của mình tại TP.HCM.
Nhật Bản cũng vậy, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang chọn Việt Nam là đối tác để phát triển công nghệ bởi nhiều yếu tố như: nguồn nhân lực dồi dào, mối quan hệ hữu hảo giữa hai quốc gia đã và đang được duy trì rất tốt đẹp, gần gũi về văn hóa, ẩm thực v.v….
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, trung tâm đào tạo ngành lập trình viên ở Việt Nam. Đây cũng là cơ hội rất tốt giúp các bạn sớm thực hiện được ước mơ của mình khi muốn trở thành những lập trình viên có năng lực và chuyên môn kỹ thuật ở trình độ cao.
Những thay đổi trong tuyển dụng lập trình viên
Ở thời điểm hiện tại, số lượng và nhu cầu tuyển dụng lập trình viên vẫn luôn tăng trưởng. Dù bối cảnh có nhiều thay đổi, mức lương trung bình thị trường lập trình viên vẫn không bị ảnh hưởng quá nhiểu. Cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều đứng trước những sự thay đổi lớn trong năm 2020, vừa là thách thức vừa là cơ hội cho toàn thị trường nhân lực IT cùng đẩy nhanh về cả chất và lượng.
Trước đây, lập trình viên là một trong những ngành nghề đòi hỏi cao ở chuyên môn, thường sẽ ít đi kèm theo những đòi hỏi về kỹ năng khác cũng như những yêu cầu về sự đổi mới, học cái mới. Tuy nhiên, hiện nay đã có những thay đổi rõ rệt trong hành vi tuyển dụng lập trình viên ở doanh nghiệp. Cụ thể:
- Tư duy vận dụng kiến thức vào thực tế: cần chắc chắn trong kiến thức nền tảng của mình để vận dụng thành thục
- Sẵn sàng và có khả năng học cái mới: Một ngôn ngữ mới là điều luôn cần thiết ở các lập trình viên muốn phát triển nghề nghiệp vì xu thế công nghệ hiện nay thay đổi khá nhanh
- Kỹ năng gỡ lỗi: Viết code mới chỉ là một phần của công việc của một lập trình viên. Khi phần mềm không hoạt động như mong đợi. Một lập trình viên sẽ phải tìm ra gốc rễ của vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả
- Môi trường làm việc: Các nhà tuyển dụng đã có xu hướng thay đổi trong hành vi tuyển dụng của mình. Họ cần tìm những ứng viên ngoài chuyên môn cần có sự định hướng của bản thân rõ ràng về môi trường làm việc yêu thích, mong muốn sự nghiệp tương lai ra sao. Họ cần tìm được những ứng viên phù hợp với văn hóa, định hướng của công ty
- Các kỹ năng cá nhân: Kỹ năng team work, kỹ năng trình bày ý tường, kỹ năng giải quyết vấn đề,…trở nên được quan tâm hơn trong công tác tuyển dụng lập trình viên hiện nay.
Xu hướng tuyển dụng lập trình viên giai đoạn cuối 2020-đầu 2021
Theo Navigos Group, các doanh nghiệp công nghệ thông tin có nhu cầu mạnh về tuyển dụng số lượng lớn phục vụ cho các dự án cũng như tạo nguồn nhân sự cho tổ chức. Một số công ty công nghệ đa quốc gia mới vào thị trường Việt Nam cũng đặc biệt tập trung vào tuyển dụng số lượng lớn nhân sự ngành công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu phát triển chi nhánh tại Việt Nam. Do số lượng nhân sự công nghệ chất lượng tại thị trường còn ít, các doanh nghiệp này đã khẩn trương đặt hàng các nhà đào tạo lập trình để kịp thời cạnh tranh cả về số lượng và chất lượng nguồn lực, thâm chí họ có định hướng tìm kiếm và đào tạo nguồn ứng viên từ cấp trung học phổ thông.
Các vị trí ưu tiên tuyển dụng hiện nay để chuẩn bị cho quý 1/2021:
Mức lương hiện tại của những lập trình viên từ 0-2 năm kinh nghiệm và từ 2-4 năm kinh nghiệm:
Với một lập trình viên thâm niên, có hai hướng để phát triển sự nghiệp, hoặc là theo hướng quản lý, hoặc là theo hướng chuyên môn sâu. Mức thu nhập trung bình của những lập trình viên đã có kinh nghiệp hiện nay thuộc top những nghề có thu nhập cao tại Việt Nam.
Xem báo cáo thị trường IT đầy đủ tại đây
Với xu thế phát triển công nghệ, thu hút đầu tư vào thị trường Việt Nam, ngành lập trình viên chưa bao giờ hot như hiện nay. Có nhiều lý do để một bạn trẻ dấn thân vào nghề lập trình: vì đam mê máy tính, vì lập trình là một nghề ổn định, có chuyên môn sâu, nghề có thu nhập cao, nghề không bao giờ thất nghiệp,… Và con đường để bắt đầu bao giờ cũng từ những băn khoăn chung như sau:
Học lập trình có cần giỏi toán
Nói đúng hơn là cần sự logic. Thực tế, đã có hàng trăm sinh viên khối xã hội theo học trình và họ cho rằng mọi thứ không xa vời như họ nghĩ. Quan trọng là sự tập trung, nghiêm túc và thực hành.
Người trái ngành có học được lập trình?
Có. Nhiều nhà đào tạo lập trình viên đã ưu tiên cho những người bắt đầu từ con số 0, có một số lý do trong phương pháp đào tạo của họ. Và thực tế là có hàng nghìn lập trình viên lành nghề hiện nay xuất phát từ những lò đào tạo từ con số 0. Quan trọng là tính thực tiễn trong đào tạo. Bạn hoàn toàn có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc sau một khóa đào tạo.
Phương pháp đào tạo cho người bắt đầu từ số 0
Bằng cấp có quan trọng với ngành lập trình không?
Bằng đại học nói chung chỉ có giá trị chứng minh với nhà tuyển dụng bạn đã nỗ lực kiên trì để tốt nghiệp. Yếu tố quyết định họ có tuyển bạn hay không là ở năng lực hiện tại. Đó là lý do hàng nghìn học viên tham gia các khóa huấn luyện lập trình viên thực chiến đều được đảm bảo việc làm 100% mà không cần cấp bất kỳ chứng chỉ hay bằng cấp nào.
TÌM HIỂU CÁC KHÓA ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH VIÊN ĐẢM BẢO VIỆC LÀM TẠI IRONHACK VIỆT NAM