Nội dung
Java là ngôn ngữ hướng đối tượng, có cấu trúc chặt chẽ và rất dễ học. Tuy nhiên, đa số những người tự học java đều cảm thấy rằng họ dễ bị sao lãng và chán nản chỉ sau 3 tháng. Vậy làm sao để dễ dàng tiếp thu kiến thức về ngôn ngữ lập trình java và nên lựa chọn những nguồn học nào?
1. 3 bước tự học Java hiệu quả
Ngay cả khi bạn đang có công việc lập trình ổn định thì cũng đừng bao giờ ngừng học hỏi. Bởi mọi thứ trong ngôn ngữ lập trình java luôn luôn thay đổi từng giây, từng phút.
Việc học java đòi hỏi bạn phải kiên trì và có lộ trình rõ ràng. Hiểu được vấn đề đó nên tôi đã tổng hợp 3 bước tự học java hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
1.1. Đặt mục tiêu và chọn ngôn ngữ phù hợp
Bạn có thể thực hiện được nhiều công việc với java. Ví dụ, xây dựng các máy chủ, các ứng dụng trên thiết bị di động, trên máy tính, ứng dụng dành cho doanh nghiệp và chạy kiểm thử phần mềm.
Tất nhiên là biết mỗi ngôn ngữ lập trình thôi thì chưa đủ để giúp bạn trở thành một developer chuyên nghiệp. Bạn cần có thêm nhiều kiến thức về lập trình nữa.
Xu hướng ngày nay chính là xây dựng các ứng dụng dựa trên công nghệ đám mây. Do đó, bạn cũng cần tìm hiểu thêm kiến thức cơ bản về điện toán đám mây và các công cụ cụ thể để phát triển đám mây.
Bên cạnh đó, còn có xu hướng Internet vạn vật, thực hiện phân tích big data, tạo ra các trò chơi,…Nếu muốn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững kiến thức liên quan đến tất cả các xu hướng đó.
1.2. Lên kế hoạch học tập nghiêm túc
Nếu bạn bị mất nền tảng hoặc chưa nắm chắc kiến thức thì hãy dành ít nhất 2-3 giờ (vào các ngày làm việc) và 5 giờ (vào các ngày cuối tuần) để tự học java. Và kết quả thật đáng ngạc nhiên. Bạn chỉ cần học trong vòng từ 3-6 tháng là đã có thể trở thành một developer chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm.
Nhìn chung, bạn nên chia nhỏ quá trình tự học của mình thành các giai đoạn như sau:
- Cài đặt JDK (bộ phần mềm được viết bằng ngôn ngữ lập trình java, nhằm cung cấp môi trường phát triển ứng dụng) từ website Oracle và cài đặt Môi trường thời gian chạy Java (IntelliJ IDEA, Eclipse hoặc NetBeans);
- Học cú pháp Java;
- Học Java code;
- Học tập hợp các lớp trong Java;
- Học các thư viện và khung phổ biến;
- Khám phá các API (giao diện lập trình ứng dụng) thường được sử dụng (ví dụ như servlets, JSP, JDBC, JUnit);
- Nắm vững Git (hệ thống quản lý phiên bản phân tán);
- …
Hãy cố gắng thực hiện đúng kế hoạch của mình và cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. Bạn cần rèn luyện kỹ năng lập trình mỗi ngày. Một tip nhỏ dành cho bạn chính là sau khi học xong mỗi chủ đề hãy làm từ 3-10 bài thực hành viết code liên quan đến chủ đề đó.
Hãy áp dụng nguyên tắc nổi tiếng của Pareto vào việc tự học java. Chính là học 20% lý thuyết và 80% thực hành. Việc thực hành viết code nhiều sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ những gì đã học cũng như khám phá thêm nhiều kiến thức mới.
Trên thực tế, nếu sau khi học lý thuyết mà không thực hành ngay thì bạn sẽ quên đi mọi thứ. Chính vì thế, tự vạch ra lộ trình học cho bản thân và tuân thủ nghiêm ngặt chính là một trong những cách học hiệu quả nhất.
1.3. Chọn các công cụ phù hợp và tham gia các cộng đồng lập trình
Hiển nhiên, không có một khóa học Java nào là hoàn hảo cả. Có những khóa học cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về ngôn ngữ lập trình java. Bên cạnh đó, có những khóa học lại thiên về thực hành và giải quyết các bài tập code.
Do đó, bạn hãy lựa chọn các nền tảng vừa học lý thuyết, vừa tương tác với nhau vừa áp dụng vào thực tế. Cũng như lựa chọn những khóa học trực tuyến vừa giảng dạy lý thuyết vừa thực hành các bài tập code.
2. Chọn nguồn tài liệu tự học Java
Tự học java đồng nghĩa với việc bạn phải tự mày mò và tìm hiểu mọi thứ mà không có sự chỉ dẫn của bất cứ ai. Chính vì thế, lựa chọn nguồn tài liệu chính xác và uy tín là rất quan trọng.
Dưới đây chính là 3 tài liệu về lập trình java được các lập trình viên đánh giá là hữu ích và phù hợp với những người mới bắt đầu.
2.1. Tài liệu học lập trình Java từ cơ bản đến nâng cao – ĐH FPT Polytechnic
Bộ tài liệu này cung cấp cho người đọc những kiến thức, khái niệm căn bản về ngôn ngữ lập trình Java. Bộ này gồm có 4 phần và 2 tài liệu tham khảo. Phần nội dung chính được biên soạn bởi Đại học FPT Polytechnic.
Sau khi học xong bộ này, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể về lập trình java. Chẳng hạn như cấu trúc chương trình, nhập hoặc xuất dữ liệu, sử dụng các hàm, thực hiện các phép tính toán, áp dụng công cụ Netbean,…
Nếu bạn quan tâm đến bộ tài liệu này thì có thể tải bản ebook về và tham khảo nhé.
Link đăng ký nhận ebook: https://slimshare.com/file/594257b4bdbef7058a1c4065
2.2. Java Core
Sách Java Core gồm có 211 trang với 10 chương giúp người đọc dần làm quen với lập trình java.
Nội dung của 10 chương như sau
- Lập trình hướng đối tượng
- Nhập môn Java
- Nền tảng của ngôn ngữ Java
- Các gói của giao diện
- AXT
- Applets
- Xử lý ngoại lệ
- Đa luồng
- Luồng I/O
- Thực thi bảo mật
Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về java thì đây chính là một lựa chọn hoàn hảo cho bản thân. Bởi sách được viết với văn phong dễ hiểu, giải thích chi tiết từng khái niệm.
Cũng như bộ tài liệu Tài liệu học lập trình Java từ cơ bản đến nâng cao của ĐH FPT Polytechnic thì sách Java Core cũng được nén dưới dạng tệp PDF. Bạn có thể tải bản ebook về và sử dụng để tự học java nhé.
Link đăng ký nhận ebook: https://slimshare.com/file/58a3c7f88c862b8b378b456a
2.3. Tổng hợp tài liệu Java
Bộ tổng hợp tài liệu Java (Tiếng Việt) được biên soạn bởi Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây là một cẩm nang dành cho những ai đang muốn tự học java hoặc mất nền tảng và muốn lấy lại căn bản.
Bộ tài liệu này gồm có 4 phần như sau:
- Java Core – tác giả: Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Lập trình Java tiếng Việt
- Tệp powerpoint lập trình Java – tác giả: Phạm Quang Dũng
- Tài liệu lập trình Java – tác giả: Đại học Bách khoa Hà Nội
Tương tự như 2 nguồn tham khảo trên thì bộ tổng hợp tài liệu JAVA cũng có bản ebook. Bạn có thể đăng ký nhận tài liệu theo link dưới đây: https://slimshare.com/file/5b5bd5caae2aeb55b73fd61b
3. Trở ngại thường gặp phải khi tự học Java
Dù là người mới chập chững tìm hiểu java hoặc đã có nhiều kinh nghiệm thì đều gặp sai lầm khi tự học java. Dưới đây là một số lỗi cơ bản và phổ biến trong quá trình học tập java.
3.1. Học mà không có mục tiêu
Câu hỏi đầu tiên bạn cần đặt ra cho chính mình là “Tại sao tôi cần học lập trình?” Nhiều người xem việc làm này là vô nghĩa và không mang lại hiệu quả. Nhưng đối với tôi, nó cực kỳ quan trọng.
Tôi thường vạch rõ mục tiêu của bản thân, ước tính quy mô và lượng kiến thức sẽ có được sau khi kết thúc một khóa học.
Nếu bạn có ý định học tập lập trình nghiêm túc và mong muốn trở thành một lập trình viên Java chuyên nghiệp thì cần tự học ít nhất 4-5 giờ/ngày. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn mở rộng hiểu biết thì chỉ cần học với mức độ nhẹ nhàng hơn.
Dù lựa chọn như thế nào thì bạn cũng nên cố gắng gói gọn thời gian học. Đừng kéo dài thời gian học trong nhiều năm bởi công nghệ luôn phát triển và bạn sẽ khó theo kịp xu hướng.
Thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch lộ trình tự học cụ thể sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Thế nhưng, trong quá trình học, bạn cũng có thể điều chỉnh kế hoạch của mình một chút để phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế.
Tuy nhiên, cần xem xét kỹ càng trước khi điều chỉnh nó. Bởi nếu thực hiện sai một bước sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian để quay lại đúng hướng.
3.2. Nhồi nhét quá nhiều cùng một lúc
Đây là một trong những sai lầm phổ biến mà những người mới học dễ gặp nhất. Càng cố gắng nhồi nhét nhiều thứ cùng một lúc sẽ khiến não bộ hoạt động kém. Bạn sẽ cảm thấy khó tiếp thu hơn, thậm chí là mất tinh thần.
Hãy chia nhỏ từng giai đoạn học. Mỗi giai đoạn cần học những gì và điều tiết nhịp nhàng. Sau mỗi giai đoạn, hãy dành từ 1-2 buổi để ôn tập lại.
Việc làm này giúp bạn có thể ôn tập, củng cố kiến thức cũng như xem lại những thứ mà mình đã quên. Hãy tìm hiểu lý do tại sao mình lại quên hoặc nhớ sai để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Học tập điều độ cũng giúp bạn tránh trường hợp bị kiệt sức. Do đó, đừng cố nhồi nhét quá nhiều thứ như công nghệ, công cụ vào kế hoạch tự học của mình.
3.3. Học không đi đôi với hành
“Học đi đôi với hành” chính là nguyên tắc được đánh giá là hiệu quả nhất giúp người học ghi nhớ kiến thức lâu dài. Trong lập trình java, việc áp dụng lý thuyết để giải các bài tập code thực tế lại càng quan trọng hơn.
Có nhiều người chỉ xem các bài giảng lý thuyết hoặc đọc sách, tài liệu mà không thực sự “bắt tay” vào viết code. Thế nhưng, không ai có thể trở nên nhuần nhuyễn nếu như chỉ nghe những lời giải thích mà không thực hiện nó trong thực tế.
Chỉ khi làm các bài tập về code, bạn mới thực sự hiểu rõ công việc hàng ngày của các lập trình viên. Ví dụ như, bạn cần kiểm tra mã code của mình một cách thường xuyên để phát hiện và sửa chữa những lỗi nhỏ.
Ban đầu, bạn nên giải quyết các lỗi đó bằng những cách làm đơn giản nhất. Tiếp theo, bạn cần suy nghĩ về những phương án hay và tối ưu hơn. Điều quan trọng nhất là, việc làm này giúp bạn có được thói quen thực hành viết code hàng ngày.
3.4. Tự mình học code
Tại sao tự mình học code lại được xếp vào những lỗi thường gặp khi tự học java? Thông thường, những người mới học sẽ luôn do dự và cân nhắc nên tham gia các forum lập trình trực tuyến. Hay làm dự các buổi talkshow. Hay đọc tài liệu, đọc sách vở.
Giữa vô vàn sự lựa chọn như thế, nhiều người cảm thấy khó quyết định. Mặc dù, tự học là tốt, nhưng với điều kiện là bạn có người hỗ trợ và đồng hành. Nếu không thì bạn sẽ dễ dàng từ bỏ hoặc tiếp nhận sai kiến thức.
Để tránh trường hợp như trên, bạn nên tham gia các khóa học tại những cơ sở đào tạo ngôn ngữ lập trình java uy tín, đảm bảo điều kiện giảng dạy tốt. Đội ngũ giáo viên sẽ hướng dẫn và truyền đạt kiến thức lập trình từ cơ bản đến nâng cao cho bạn.
4. Chọn nơi học lập trình uy tín
Bạn đang loay hoay chưa biết nên lựa chọn cơ sở học lập trình nào thì hãy tham khảo ngay 5 lựa chọn dưới đây nhé.
4.1. Thực hành nhiều: CodeAcademy
Đây được xem là một trong những nền tảng học lập trình đa ngôn ngữ nổi tiếng nhất. Và tất nhiên là cũng có rất nhiều sự lựa chọn dành cho người học java.
Nội dung khóa học được thiết kế theo dạng lý thuyết kết hợp với những bài tập về code. Có thể những người mới học sẽ cảm thấy khó khăn khi phải giải quyết những nhiệm vụ đó.
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi quy trình xử lý các bài tập khá đơn giản. Bắt đầu bằng việc đọc và phân tích nhiệm vụ, sau đó là viết code rồi chạy nó để xem kết quả.
Các bài tập càng ngày càng tăng độ khó và phức tạp hơn. Đặc biệt, phần FAQ chính là nơi để các học viên tự do trao đổi và đóng góp ý kiến cho nhau.
Khóa học này thực sự rất hữu ích dành cho những ai muốn học java. Và điều quan trọng nhất của khóa học chính là bạn cần thực hành viết code càng nhiều càng tốt.
4.2. Vừa chơi vừa học cho người mới: CodeGym.cc
Đây là các khóa học trực tuyến khá thú vị dành cho những người tự học java. Bởi chúng được thiết kế với những trò chơi điện tử ứng dụng hóa.
Học trực tuyến khá nhàm chán vì không có sự tương tác cũng như những người bạn học chung. Do đó, đòi hỏi người học cần kiên trì và không được bỏ cuộc.
Hiểu được những thực tế đó, CodeGym.cc đã đưa những yếu tố trò chơi giải trí vào các bài học để tạo động lực cho học viên. Điều này thôi thúc học viên luôn cố gắng để đạt được nhiều thành tích và nhanh chóng hoàn thành mục tiêu.
Tại CodeGym, học viên sẽ được đóng vai là một robot du hành vào vũ trụ tương lai. Ban đầu, học viên chỉ nằm ở cấp độ 0. Nhiệm vụ của mỗi học viên chính là phải vượt qua 4 giai đoạn để nâng cấp robot của mình.
Mỗi giai đoạn gồm có 10 cấp độ và mỗi cấp độ sẽ có tối đa 10-12 bài học do các thành viên của phi hành đoàn giảng dạy. Ở mỗi bài học, sẽ có cả phần lý thuyết và hàng loạt các bài tập ứng dụng. Học viên cần giải quyết hết các bài tập code đó để từng bước từng bước nâng cấp robot của mình.
Nhìn chung, mỗi khóa học tại CodeGym có khoảng 1200 bài tập và cần khoảng từ 300-500 giờ để giải quyết hoàn toàn chúng.
4.3. Thách thức lập trình viên: Codewars
Đây là một nền tảng học lập trình trực tuyến với hàng triệu bài tập thực hành. Tuy nhiên, nền tảng này phù hợp hơn với những người có chút hiểu biết về lập trình. Tại Codewar, học viên được rèn luyện kỹ năng lập trình thông qua các bài mẫu.
Học viên có thể viết code của mình trong trình duyệt và sử dụng các trường hợp thử nghiệm để kiểm tra từng bước một. Bên cạnh đó, học viên cũng có thể so sánh phương án giải quyết của mình với những người khác.
Mỗi bài tập đều có độ khó nhất định và là thách thức đối với các lập trình viên. Khi học viên có thể giải quyết được những nhiệm vụ khó khăn hơn thì đồng nghĩa với việc đã học được những thứ phức tạp hơn. Cũng như đã cải thiện được kỹ năng viết code của mình.
Điểm khác biệt của nền tảng này chính là nó cho phép học viên học tập và thực hành theo nhóm.
4.4. Nghe các bài giảng nâng cao: EdX
EdX là nền tảng giáo dục được thành lập bởi Đại học Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực học tập, trong đó có lập trình java và các môn học liên quan.
Có khá nhiều khóa học sơ cấp và chương trình đào tạo cấp chứng chỉ. Mỗi khóa học có một khung giờ nhất định và các các bài giảng được thiết kế dưới dạng video kèm phụ đề văn bản. Do đó, học viên dễ dàng xem lại những bài học mà mình từng học qua.
Đặc biệt, EdX cung cấp một số khóa học miễn phí. Đây là một nguồn khá uy tín để học lý thuyết về lập trình java. Tuy nhiên, học viên cũng cần phải tự mình thực hành viết code để củng cố kiến thức.
4.5. Ironhack Việt Nam
Với hơn 11 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình, Ironhackvietnam đã giúp hơn 3000 học viên trở thành kỹ sư công nghệ chỉ sau 120 giờ học.
Ironhackvietnam áp dụng phương pháp giảng dạy “Learning by doing”. Nhờ đó, học viên sẽ được học lý thuyết thông qua các dự án hoặc giải quyết vấn đề.
Ironhackvietnam thiết kế các khóa học online và offline với nhiều khung giờ khác nhau. Học viên có thể lựa chọn thời gian và hình thức học phù hợp lịch trình và công việc của bản thân.
Sau khi kết thúc khóa học, học viên có cơ hội thực tập tại các tập đoàn/công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Được tiếp xúc với môi trường thực tế của lập trình để nâng cao kỹ năng của bản thân.
Bạn có thể xem thông tin chi tiết tại khóa học lập trình Java tại trung tâm dạy học lập trình TPHCM – Ironhack Việt Nam
Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể đúc kết được cho mình những phương pháp tự học java hiệu quả cũng như tránh được các lỗi thường gặp.
Ngôn ngữ lập trình java luôn đổi mới từng ngày, chính vì thế, hãy cố gắng học hỏi để nâng cao kiến thức và bắt kịp xu hướng thế giới nhé.