Học lập trình có khó không? Bí quyết học lập trình cho người mới

By 04/06/2021Tháng Bảy 17th, 2021KIẾN THỨC LẬP TRÌNH

Nội dung

Học lập trình có khó không? Là băn khoăn của rất nhiều bạn khi tìm hiểu về công việc này.

Lập trình hiện nay vẫn là ngành khá mới ở Việt Nam nhưng xã hội lại có yêu cầu nhân lực nhiều. Nhờ đó khả năng tìm kiếm việc làm cũng dễ hơn.

Để biết được lập trình là gì và có nên học lập trình không. Hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Lập trình là gì?

1.1 Lập trình là gì?

Lập trình máy tính là hành động xây dựng một phần mềm, quá trình này bao gồm nhiều bước. Bạn sẽ cần thu thập, phân tích và tạo thiết kế trước khi bắt tay vào tạo phần mềm.

Sau khi đã hoàn thiện tạo phần mềm thì sẽ đến bước kiểm thử để đảm bảo phần mềm có thể hoạt động.

Vậy lập trình viên là gì? Chính là những người viết chương trình hay tạo phần mềm.

Mục đích của việc tạo chương trình là để xử lý một thông tin hay một hành động nào đó dễ dàng hơn. Lập trình viên tạo ra các phần mềm giúp người dùng có thể giải quyết vấn đề nhanh gọn hơn.

Công việc chính của lập trình viên là viết code, ngoài ra họ cũng cần phải bắt tay vào việc thu thập, đóng góp ý kiến, phân tích và thiết kế phần mềm.

Ngoài lập trình viên, sẽ có những người phân tích phần mềm – trợ giúp, cùng lập trình viên đưa ra cách tiếp cận, thu thập thông tin và đưa ra hướng lập trình.

1.2 Học lập trình là học gì?

Câu hỏi học lập trình có khó không sẽ được giải đáp nếu bạn biết học lập trình là gì. Học lập trình chính là học để trở thành lập trình viên hoặc phân tích phần mềm. Như đã nói ở trên, bạn sẽ cần học cách viết code.

Nếu viết code không phải là điều bạn muốn, bạn vẫn có thể tiến tới lập trình bằng cách trở thành nhà phân tích phần mềm.

Đối với cả hai công việc, bạn sẽ đều cần học cách phân tích, thu thập và biết cách điều hướng thiết kế chương trình máy tính hay phần mềm.

Có nhiều người cảm thấy lập trình là một khái niệm bao hàm những thứ khó hiểu hoặc chỉ có những người có trí thông minh vượt trội mới học được lập trình.

Để biết được lập trình có khó không? Liệu có nên học lập trình? Phương pháp học lập trình hiệu quả là gì? Thì hãy cùng tôi tìm hiểu trong phần tiếp theo:

Lập trình là gì

Lập trình là gì? Học lập trình có khó không? Liệu có nên học lập trình?

2. Học lập trình có khó không? 

Học lập trình có khó không là câu hỏi của rất nhiều bạn học sinh và phụ huynh. Khi họ có ý định thi đại học vào ngành này. Ngoài các em học sinh, cũng có rất nhiều người đam mê lập trình có chung câu hỏi này.

Tuy nhiên, thực tế lập trình không có yêu cầu gì cao đối với người học. Chỉ cần bạn có tư duy logic, có máy tính, có tài liệu và nhất là phải có quyết tâm là có thể học được.

Vậy lý do gì mà nhiều người nghĩ lập trình khó và phân vân có nên học lập trình không?

2.1 Lập trình khô khan

Câu trả lời nhận được nhiều nhất cho câu hỏi “học lập trình có khó không?” đó là: Lập trình rất khô khan.

Đối với các bạn chưa hề có sự va chạm với lập trình, việc nhìn thấy dãy code nhất định sẽ làm bạn bối rối.

Một file code thường chứa từ 10 đến hàng trăm dòng, nếu bạn chưa quen và không hiểu ý nghĩa của những phần tử bên trong thì nhất định là sẽ thấy vô cùng khô khan và khó hiểu.

Điều tương tự sẽ xảy ra nếu bạn mới bắt đầu học một ngôn ngữ mới, hãy nghĩ lập trình như một ngôn ngữ. Bạn sẽ bớt cảm thấy khô khan hơn đấy.

học lập trình có khó không

Lập trình khô khan và khó hiểu

2.2 Thuật toán phức tạp

Khi đề cập đến thuật toán, người ta thường liên tưởng đến những người thông minh. Nhiều người mặc định rằng chỉ khi bạn thông minh thì mới giải được các thuật toán. Đây chính là một nhận định sai lầm.

Hiện nay, kiến thức được phổ biến rộng rãi, các thuật toán hầu như sẽ có cách giải quyết được đăng tải ở đâu đó.

Cũng tồn tại những thuật toán phức tạp hơn, yêu cầu nhiều sự nghiên cứu hơn nhưng chẳng phải khó khăn mới giúp bạn phát triển được hay sao?

Malcolm Gladwell có một câu nói rất nổi tiếng, rằng nếu bạn muốn thành chuyên gia ở một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ cần 10,000 giờ thực hành trong lĩnh vực đó.

Miễn là bạn đủ chăm chỉ, không có gì gọi là phức tạp cả!

2.3 Bạn không có niềm tin vào chính mình

Theo tôi, đây chính là nguyên nhân lớn nhất cản trở người học lập trình.

Việc đánh giá “công việc lập trình” khó khăn ngay từ đầu mà không bỏ thời gian ra tìm hiểu. Đồng nghĩa với việc bạn tự xây bức tường giữa ngành này với bản thân mình.

Có nhiều bạn vừa tiến đến với lập trình căn bản, chưa kịp hiểu kiến thức đã vội bỏ ngang. Có thể những bạn đó đã tiếp cận kiến thức không đúng cách, hoặc cũng có thể họ không đủ niềm tin vào chính mình.

Tôi thường nghe các bạn mới bắt đầu than thở, nói rằng môn lập trình này quá khó nuốt. Thật ra, nếu bạn muốn trở thành nhà lập trình thì bước đầu chính là tin vào bản thân mình.

Niềm tin và yêu thích đủ nhiều, cộng thêm khả năng tiếp cận, bạn sẽ có thể say “No” với câu hỏi “học lập trình có khó không?”

3. Cách giúp bạn có thêm động lực học lập trình 

3.1 Nghề lập trình rất hot

Nghề lập trình những năm gần đây rất nóng, nhiều phụ huynh và các em học sinh cũng đã bắt đầu lựa chọn ngành này nhiều hơn.

Vì lập trình viên tại Việt Nam chưa nhiều, nên bạn có thể dễ dàng có công việc tốt và lương ổn định. Nếu khả năng bạn tốt, lương cũng sẽ khá cao.

Nghề lập trình viên cũng đem lại cho bạn.

  • Cơ hội rộng mở: Bạn có thể đi làm thuê, nhưng sau đó, với vốn công nghệ của mình bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc làm Startup.
  • Cơ hội công việc toàn cầu: Nghề lập trình không giới hạn lãnh thổ, bạn có thể ở Việt Nam và làm các dự án nước ngoài. Chỉ cần bạn có tiếng Anh và trình độ chuyên môn tốt, bạn có thể sống với nghề của mình ở bất kỳ đâu.
  • Cơ hội từ nhiều lĩnh vực: Công nghệ ngày càng phát triển, các lĩnh vực của lập trình cũng ngày càng mở rộng. Bạn có thể: lập trình web, lập trình ứng dụng cho mobile và desktop, lập trình thiết bị hiện đại, điện tử, ô tô,…

Những cơ hội này vẫn đang khá rộng mở, chỉ cần bạn chịu bỏ ra công sức rèn luyện, học tập. Bạn sẽ đạt được công việc mà mình muốn.

3.2 Rèn luyện bản thân

Cơ hội nhiều là thế, nhưng cơ hội tốt chỉ đến với những người chăm chỉ rèn luyện bản thân.

Các đức tính và kỹ năng mà lập trình viên giỏi thường có, đó là.

  • Đam mê với nghề lập trình: Đam mê sẽ giúp bạn vượt qua mệt mỏi của công việc. Cảm nhận được nhiều vui vẻ hơn khi thực hiện việc lập trình
  • Kỹ thuật tốt: biết nhiều ngôn ngữ lập trình cũng là một lợi thế lớn
  • Ham học hỏi: công nghệ luôn phát triển, vì thế hãy đảm bảo mình luôn học hỏi những điều mới
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: trong trường hợp này thường là gỡ lỗi
  • Thích ứng môi trường làm việc và hoạt động nhóm: các dự án lập trình lớn sẽ yêu cầu nhiều lập trình viên cùng tham gia xây dựng, việc thích ứng với môi trường làm việc sẽ giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn
  • Chịu được áp lực: lập trình là một nghề đem lại nhiều căng thẳng, nhất là khi dự án bị giới hạn về thời gian. Bạn sẽ dễ bị hoảng loạn khi code của mình chưa đâu vào đâu.
  • Khả năng phân tích và lên kế hoạch: việc phân tích và lên kế hoạch rất quan trọng trong lập trình. Bạn sẽ cần phải hình dung toàn cảnh phần mềm trước khi bắt tay vào làm.
  • Tôn trọng deadline: Trong bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng nên tôn trọng deadline. Việc đáp ứng tốt deadline sẽ giúp bạn có kỷ luật hơn và tạo được nhiều niềm tin với người tuyển dụng/khách hàng hơn.

3.3 Liên tục thực hành

Như đã nói, chúng ta cần 10,000 giờ để có thể trở thành chuyên gia. Bạn không cần phải thực sự bỏ ra 10,000 giờ, nhưng hãy thực hành bất cứ khi nào có thể.

Càng thực hành nhiều, bạn sẽ càng quen với các thuật toán, các đoạn code hơn. Một khi đã quen, bạn sẽ không còn sợ hãi với việc code nữa.

Thực hành nhiều cũng sẽ giúp bạn suy nghĩ logic hơn, tiếp cận được nhiều kiến thức mới hơn.

Bạn cũng có thể tham khảo các kiến thức liên quan đến lập trình trên các diễn đàn internet:

Codefights, Quora, Medium, Simple programmer, Stackoverflow,..

Đa số các bài viết ở những trang trên là về thực hành code, bạn cũng có thể đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời từ những chuyên gia lập trình ở đó.

3.4 Thử thách chính mình

Phải luôn thử thách, vượt qua bản thân là cách nhanh nhất để phát triển.

Hãy thử thách bản thân với những thứ khó hơn, một khi vượt qua skill của bạn sẽ càng được nâng cao. Bạn sẽ càng cảm thấy công việc code rất thú vị.

Một cách dễ áp dụng đó là thử thách bằng các dự án nhỏ mỗi khi rảnh rỗi. Bạn cũng có thể tìm tòi các kiến thức mới trên các kênh lập trình và tập viết, tạo chương trình theo họ.

Học hỏi chưa bao giờ là dư thừa cả, hãy cố gắng lên nhé. Cực khổ ban đầu rồi sau này bạn sẽ được nếm trái ngọt.

4. Tránh 5 lỗi thường gặp khi tự học lập trình

Đối với các bạn có ý định tự học lập trình, bạn sẽ cần phải hiểu việc tự học sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc học ở các khoá học, trường lớp.

có nên học lập trình

Tự học lập trình tại nhà

Hãy cùng tôi điểm qua 5 lỗi thường gặp khi tự học lập trình:

4.1 Bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức lập trình hay chưa?

Mọi người thường nói, thực hành là cách nhanh nhất để có thể học một thứ gì đó. Nhưng điều đó không thực sự đúng với lập trình. Bạn sẽ cần có một lượng kiến thức nhất định về khái niệm, thuật toán để có thể thực hành.

Giả sử bạn bắt đầu bằng cách học cách tạo một ứng dụng Android (thông qua một video, bài viết chỉ cách làm). Bạn có thể vượt qua các bước đơn giản, nhưng khi càng đi sâu vào bên trong, nội dung sẽ càng khó.

Nếu bạn không trang bị đầy đủ kiến thức, bạn sẽ rất dễ nản lòng và bỏ cuộc.

4.2 Phụ thuộc vào người khác

Trong quá trình tự học, bạn có thể sẽ cố gắng thực hành bằng cách tham gia dự án cùng với những mentor có kinh nghiệm. Đôi khi, người tự học quá dựa dẫm vào người hướng dẫn, từ đó họ không thực sự thực hành.

Hãy đảm bảo bạn cũng làm dự án của riêng mình mà không phụ thuộc vào code của mentor nữa. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo kiến thức từ các diễn đàn để hoàn thiện dự án của mình.

4.3 Coi nhẹ cấu trúc dữ liệu và thuật toán

Có nhiều lập trình viên tự học cho rằng kiến thức về cấu trúc dữ liệu và thuật toán là không quan trọng. Họ thường chú tâm đến các công cụ và công nghệ lập trình. Nhưng quên rằng các kiến thức khác cũng đóng vai trò lớn.

Hiểu và biết cách dùng cấu trúc dữ liệu và thuật toán đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất và giảm thiểu khả năng thất bại khi chỉnh sửa và mở rộng phần mềm.

nên học lập trình

Tại sao cấu trúc dữ liệu và thuật toán lại quan trọng

4.5 Không phát triển kỹ năng mềm

Ngoài kỹ năng chuyên môn tốt bạn cũng phải đầu tư vào kỹ năng mềm. Như đã nói, công việc lập trình không phải lúc nào cũng là việc của một người.

Hãy chắc rằng mình có khả năng hoạt động nhóm, thích ứng môi trường mới. Có thêm kỹ năng giao tiếp để trao đổi kiến thức với các lập trình viên khác nhé.

4.6 Dễ từ bỏ

Sẽ có nhiều người cho rằng bạn không biết gì khi nghe thấy việc bạn tự học lập trình. Đừng vội nản chí và từ bỏ. Có công mài sắt sẽ có ngày nên kim, hãy tin vào bản thân và đừng từ bỏ nhé!

5. Nên học lập trình ở đâu?

Nếu bạn đã có đam mê và quyết tâm, thì bây giờ chính là lúc để bạn bắt đầu việc học lập trình của mình.

Hiện nay, nhu cầu về nhân lực 4.0 ngày càng nhiều, vì thế lập trình cũng trở nên phổ biến hơn. Có rất nhiều nơi để bạn có thể lựa chọn để học lập trình.

Có thể là học trong các trường cao đẳng, đại học, trường nghề hoặc tham gia các khóa học online, offline ở bên ngoài.

Ngoài ra bạn cũng có thể học các khóa học lập trình siêu tốc của Ironhack Việt Nam – 1 trong các địa điểm chuyên đào tạo lập trình viên ngắn hạn uy tín chất lượng.

6. Kết luận

Lập trình là một quá trình dài, nếu bạn có đủ đam mê và quyết tâm thì đừng ngần ngại. Hãy tích lũy kiến thức và thực hành thật nhiều, bạn sẽ có thể trở thành một lập trình viên giỏi.

Nếu bạn vẫn đang hoang mang có nên học không và chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy tìm đến khoá học lập trình của IRONHACK, chúng tôi sẽ giúp bạn tiến xa trong con đường học lập trình.

Bài viết đã trả lời câu hỏi học lập trình có khó không? và giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về lập trình.

Chúc bạn thành công!

Để lại một câu trả lời

gọi ngay
gọi ngay
gọi ngay