Nội dung
Hiện nay, công việc lập trình luôn yêu cầu và đòi hỏi người lập trình phải đảm bảo chất lượng phát triển các phần mềm máy tính. Hơn thế nữa, còn đòi hỏi họ về mặt thời gian cần được rút ngắn nhất để hoàn thành công việc.
Chính vì vậy, với các công cụ viết phần mềm lập trình tốt nhất hiện nay mà chúng tôi sắp giới thiệu trong bài viết sẽ hỗ trợ lập trình viên đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Nào, cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Công cụ viết phần mềm là gì?
Hiểu một cách đơn giản, công cụ viết phần mềm hay IDE (Integrated Development Environment) – là phần mềm bao gồm những gói phần mềm khác hỗ trợ lập trình viên phát triển các ứng dụng/ phần mềm.
Công cụ phần mềm cung cấp cho các bạn một môi trường phát triển tích hợp nhiều công cụ khác nhau ví dụ như chương trình viết mã lệnh hay code editor, chương trình sửa lỗi hay debugger, simulator…
Là nơi tập hợp các file của một dự án tại một giao diện, giúp bạn có thể truy cập đến tất cả các phần khác nhau của dự án.
Vậy công việc lập trình có khó không khi đã được các công cụ viết phần mềm hỗ trợ? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé!
2. Lợi ích khi sử dụng công cụ viết phần mềm, công cụ lập trình
Sau đây là 3 lý do mà một lập trình viên nên cần sử dụng công cụ viết phần mềm đơn giản dưới đây:
2.1. Rút ngắn thời gian tạo phần mềm
Trong quá trình soạn thảo mã code của phần mềm, các công cụ viết hỗ trợ này cho phép sử dụng ngôn ngữ lập trình cấp cao, với ngôn ngữ tự nhiên hơn giúp bạn hoàn thiện công việc một cách đơn giản và hiệu quả.
Các công cụ lập trình còn đảm nhận chuyển từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy, soát lỗi.
2.2. Hỗ trợ công việc tạo phần mềm trở nên thuận tiện
Như đã đề cập ở phần giới thiệu công cụ viết phần mềm đã bao gồm những gói phần mềm khác, tích hợp đầy đủ các công cụ hướng dẫn viết phần mềm đơn giản.
Các lập trình viên có thể xây dựng các phần mềm cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ:
- Phần mềm quản lý khách sạn
- Phần mềm quản lý trường học, trung tâm ngoại ngữ
- Phần mềm quản lý nhà hàng
- Phần mềm quản lý quán cafe
- Phần mềm quản lý vận chuyển logistics
- Phần mềm quản lý giáo dục
- Và nhiều phần mềm khác
Và nếu bạn muốn học hỏi ngay cách viết phần mềm cho công ty bạn, có thể tham khảo ngay các khóa học công nghệ thông tin ngắn hạn của Ironhack Việt Nam.
2.3. Hạn chế lỗi lập trình
Tuy công cụ viết code sử dụng ngôn ngữ lập trình cấp cao, khá đơn giản nhưng không có nghĩa bạn sẽ không gặp bất cứ lỗi nào.
Với các công cụ để dò và kiểm tra lỗi đóng góp một phần không nhỏ hỗ trợ các lập trình viên nhanh chóng phát hiện, sửa lỗi lập trình. Vì công việc nào cũng sẽ gặp ít nhiều lỗi mà chúng ta khó nhận ra ngay.
Sau đây là 12 công cụ đang được các lập trình viên sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
3. Top 12 công cụ tạo phần mềm lập trình phổ biến
Sau đây là 12 công cụ viết phần mềm đơn giản bạn không thể bỏ qua:
3.1. JavaScript
JavaScript là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, là 1 trong 3 ngôn ngữ lập trình chính của lập trình web.
Bạn có thể học nhanh và dễ dàng áp dụng từ việc cải thiện tính năng của website, chạy game và hay thậm chí cách tạo phần mềm nền web cũng trở nên đơn giản hơn.
Lợi ích khi sử dụng JavaScript:
- Nhanh hơn và nhẹ hơn các ngôn ngữ lập trình khác
- Vì web browser có thể biên dịch bằng HTML nên bạn không cần một compiler
- Dễ học hơn các ngôn ngữ lập trình khác
- Lỗi dễ phát hiện hơn nên dễ dàng sửa hơn
- Có thể gắn trên một số element của trang web thông qua click chuột hoặc di chuột tới
- Sử dụng JavaScript để kiểm tra input và giảm thiểu kiểm tra thủ công khi truy xuất qua dữ liệu database
- Giúp website tương tác tốt với khách truy cập
Tuy nhiên, mọi ngôn ngữ lập trình đều có khuyết điểm:
- Dễ bị khai thác
- Có thể được dùng như một mã độc trên máy tính của người dùng
- Thỉnh thoảng sẽ không được hỗ trợ trên nhiều trình duyệt
- JavaScript code snippets lớn
3.2. C++
C++ là một loại ngôn ngữ lập trình bậc trung có các tính năng: Lập trình tổng quát, lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Bjarne Stroustrup.
Ưu điểm vượt trội của C++:
- Tốc độ xử lý, hiệu năng cao
- Tự quản lý bộ nhớ, giúp tăng tốc công đoạn thực hiện chương trình.
- C++ có thể được viết theo kiểu C hoặc kiểu hướng đối tượng. Trong một số trường hợp nhất định, có thể mã hoá theo cả 2 cách
Nhược điểm: C++ không hỗ trợ nhiều được các lập trình viên và luôn yêu cầu bạn phải kiểm soát ở mức độ thấp
3.3. Objective-C
Objective-C là ngôn ngữ lập trình đa năng, hướng đối tượng có mục đích chung, được phát triển dựa trên nền tảng của C và C++.
Mặc dù không dành riêng cho bất kỳ nền tảng hoặc hệ thống công cụ nào, nhưng Obj-C có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển các framework khác.
Obj-C có thể sử dụng để hợp lý hoá các ứng dụng di động iOS trên tất cả các nền tảng IOs của Apple, bao gồm điện thoại và máy tính bảng.
Ưu điểm của công cụ này:
- Khả năng tương thích với C++ và Objective C++
- Tích hợp thư viện Cocoa (tập trung vào các ứng dụng cảm ứng)
- Hỗ trợ Tooling
- Hỗ trợ Runtome
- Làm việc tốt với các Foundation APIs
Nhược điểm:
- Vì Obj-C được hình thành dựa trên C, nên chúng cần namespacing. Tất cả các lớp trong ứng dụng này đều phải là duy nhất.
- Obj-C không có đa thừa kế như Java, nên bạn không thể tạo 1 lớp mới thừa kế nhiều lớp khác.
- Con trỏ phải cụ thể
- Khả năng gửi tin nhắn trên một đối tượng nil mà không bị rơi và không có sự nhập liệu nghiêm ngặt dẫn đến các lỗi rất khó theo dõi và sửa chữa.
- Ngôn ngữ phức tạp về mặt cú pháp.
3.4. Python
Python là ngôn ngữ lập trình thông dịch, hướng đối tượng, ngôn ngữ lập trình cấp cao có ngữ nghĩa động.
Có cấu trúc dữ liệu tích hợp sẵn ở cấp độ cao, kết hợp với tính năng gõ động và liên kết động, cũng được sử dụng như một ngôn ngữ kịch bản hoặc hỗ trợ kết nối các thành phần hiện có với nhau.
Đặc điểm của Python:
- Là loại ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học: Nhờ có cú pháp rất đơn giản, rõ ràng, giúp lập trình viên tập trung vào những giải pháp chứ không phải cú pháp.
- Miễn phí, mã nguồn mở, không những có thể sử dụng các phần mềm, chương trình được viết trong Python mà bạn còn có thể thay đổi mã nguồn của nó.
- Khả năng di động linh hoạt. Bạn có thể lấy một mã và chạy trên bất kỳ máy nào.
3. 5. Microsoft Visual Studio
Microsoft Visual Studio là một môi trường phát triển tích hợp từ Microsoft, được sử dụng để phát triển chương trình máy tính cho Microsoft Windows, hoặc các trang web, ứng dụng web,…
Visual Studio không hỗ trợ bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào về giải pháp hoặc công cụ, thay vào đó nó cho phép cắm chức năng được mã hoá như là một VSPackage – như là một dịch vụ sẵn có (như liệt kê các dự án và các dịch vụ, cung cấp cửa sổ và giao diện người dùng, v.v.)
Một số tính năng của phần mềm này:
- Ngoài biên tập mã VS cũng hỗ trợ cài đặt dấu trang trong mã để có thể điều hướng một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Trình gỡ lỗi cấp máy và gỡ lỗi cấp mã nguồn. Chúng hoạt động với cả 2 mã quản lý giống như ngôn ngữ máy cà có thể sử dụng để gỡ lỗi các ứng dụng.
- Thiết kế đa dạng.
3.6. Xcode
Xcode là bộ phát triển phần mềm tích hợp được Apple phát triển chạy trên hệ điều hành Mac và iOS. Giúp các lập trình viên phát triển các loại ứng dụng iOS phổ biến như
- Phát triển các trò chơi
- Các ứng dụng mà người dùng sẽ di chuyển qua các màn hình sử dụng các tab.
Xcode bao gồm tất cả các công cụ cần thiết để tạo ứng dụng trong một gói phần mềm. Với Xcode bạn có thể viết, biên dịch, gỡ lỗi ứng dụng của mình khi hoàn tất.
Ngoài ra còn chứa một số công cụ để giúp quá trình phát triển diễn ra một cách nhanh chóng. Đối với người mới bắt đầu Xcode sẽ giúp bạn ít gặp phải sự nhầm lẫn và rào cản.
Mặc dù có các IDE của bên thứ ba sẽ cho phép bạn tạo ứng dụng iOS bên ngoài MacOS, nhưng bạn cũng cần phải trải qua thử nghiệm và sửa lỗi để tạo ra phiên bản tốt nhất.
3.7. Vim
Vim là một trình soạn thảo văn bản Unix được bao gồm trong Linux, BSD và macOS. Là một ứng dụng nhỏ có thể chạy trong một thiết bị đầu cuối, điều khiển hoàn toàn bằng bàn phím mà không cần menu hoặc chuột.
Vim được đánh giá là một ứng dụng nhanh và hiệu quả, cho dù bạn vừa mới cài đặt hệ điều hành, hay đã khởi động vào một môi trường tối thiểu để sửa chữa hệ thống hoặc không triu cập bất kỳ trình trình chỉnh sửa nào khác thì Vim cũng sẽ thực hiện được.
3.8. Eclipse
Eclipse là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) chủ yếu được phát triển bởi IBM thông qua việc thành lập Quỹ Eclipse.
Chủ yếu được viết bằng Java; do đó, công dụng chính của nó là phát triển các ứng dụng Java. Với việc sử dụng plug-in, cũng có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng bằng các ngôn ngữ khác.
3.9. Netbeans
Netbeans là một môi trường phát triển tích hợp mã nguồn mở (open-source) để phát triển với Java, PHP, C++ và các ngôn ngữ lập trình khác.
NetBeans cũng được gọi là nền tảng của các thành phần module được sử dụng để phát triển các ứng dụng máy tính để bàn Java.
NetBeans tự động cài đặt các module và cho phép người dùng tải xuống các tính năng cập nhật và các bản nâng cấp được xác thực kỹ thuật số.
Khả năng tái sử dụng khung NetBeans đơn giản hoá việc phát triển ứng dụng Java Swing trên máy tính để bàn, cung cấp khả năng mở rộng nền tảng cho các nhà phát triển bên thứ ba (Third-party developers).
3.10. Dreamweaver
Được phát triển bởi Adobe Systems, Dreamweaver là công cụ phát triển web độc quyền, giúp các nhà phát triển xây dựng các trang web cho Internet hoặc mạng nội bộ.
Kết hợp bề mặt thiết kế trực quan, được gọi là Live View và trình chỉnh sửa mã với các tính năng như thu gọn mã, hoàn thành mã và tô sáng cú pháp.
Cho phép các nhà phát triển thiết kế, viết mã và quản lý các trang web cũng như nội dung di động.
3.11. Notepad++
Là một trình soạn thảo mã nguồn miễn phí và thay thế Notepad hỗ trợ một số ngôn ngữ. Chạy trong môi trường MS Windows.
Dựa trên thành phần soạn thảo mạnh mẽ Scintilla, Notepad++ được viết bằng C++ và sử dụng Win32 API và STL thuần tuý, đảm bảo tốc độ thực thi cao hơn và kích thước chương trình nhỏ hơn.
Tối ưu hoá càng nhiều quy trình càng tốt mà không làm mất đi tính thân thiện với người dùng.
Notepad ++ đang cố gắng giảm lượng khí carbon dioxide trên thế giới, khi sử dụng ít năng lượng CPU hơn giảm tốc và giảm tiêu thụ điện năng
3.12. Pycharm
PyCharm là IDE phổ biến nhất được sử dụng cho kịch bản Python. Cung cấp một số tính năng tốt nhất cho người dùng và nhà phát triển ở khía cạnh:
- Hoàn thành và kiểm tra mã
- Gỡ lỗi nâng cao
- Hỗ trợ lập trình web và các khuôn khổ như Django và Flask
Những lưu ý khi sử dụng công cụ viết phần mềm
Để chọn một phần mềm thích hợp với dự án của bạn đang thực hiện bạn cần cân nhắc và lựa chọn những yếu tố sau:
- Bạn đang sử dụng ngôn ngữ nào (thư viện, framework)
- Phần mềm để biên dịch mà bạn phụ thuộc vào chúng nhiều đến mức độ nào (Thông dịch, đóng gói, triển khai)
- Dự án bạn đang triển khai có phức tạp không
- Máy tính bạn sử dụng có khả năng đáp ứng yêu cầu của phần mềm.
- Kiểm tra tính hợp pháp của phần mềm
- Bạn cần xác định mình sẽ đi theo hướng front-end, back-end hay full-stack.
- Nên xác định mục tiêu theo từng giai đoạn.
Tuy nhiên trong lập trình điều quan trọng là bạn phải biết cách giải quyết vấn đề, có tư duy lập trình, sau đó là cấu trúc chương trình và viết mã lệnh yêu cầu máy tính thực hiện.
4. Nên học viết phần mềm ở đâu?
Bạn biết đấy, học viết phần mềm không hề khó và cách học lập trình hiệu quả là bạn cần phải thường xuyên trau dồi và cập nhật kiến thức thường xuyên, đặc biệt các công nghệ mới có thể ảnh hưởng đến công việc hiện tại của bạn.
Tại Ironhack Việt Nam, bạn có thể học viết phần mềm với khóa học lập trình cấp tốc cũng như tìm kiếm những kiến thức về ngành Công nghệ thông tin.
Nơi chuyên cung cấp các giải pháp học tập tối ưu giúp cá nhân hoá nhu cầu và kỹ năng của từng học viên, ứng dụng công nghệ online kết hợp với offline để linh hoạt cho bạn.
Hiện tại, chúng tôi có các chương trình đào tạo lập trình viên 120 ngày Chương trình đào tạo lập trình viên 120 ngày – Bắt đầu từ con số 0 – Đảm bảo việc làm 100% sau khóa học.
Cơ sở đào tạo tại HN: Tầng 20, tòa IDMC, 18 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở đào tạo tại TPHCM: Think Space, 116 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
Email: ironhack@ironhackvietnam.edu.vn
Điện thoại: 0912197949