Nội dung
Việt Nam hiện đang được coi là một quốc gia IT của khu vực. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT nói chung và lập trình nói riêng đang tăng trưởng mạnh mẽ. Bạn muốn biết chân dung của một lập trình viên hiện nay như thế nào? Độ tuổi, sự hài lòng, vị trí công việc, mức lương,…ra sao trong bối cảnh hàng nghìn doanh nghiệp công nghệ đang săn đón các ứng viên lập trình rất khủng như hiện nay
Thị trường việc làm ngành CNTT trở nên có sức cạnh tranh mạnh mẽ từ những người mới vào nghề lẫn người có kinh nghiệm lâu năm. Có thể nói chưa bao giờ nghề lập trình được nhắc đến nhiều như hiện nay. Cùng Ironhack Việt Nam tìm hiểu chân dung của một lập trình viên có gì thú vị.
Những lý do chọn nghề lập trình
Theo thống kê từ mạng xã hội, top 7 lý do mà một lập trình viên đã lựa chọn dấn thân như sau:
- Học lập trình để thống trị thế giới
- Lập trình thuộc top12 ngành có thu nhập cao nhất Việt Nam
- Cơ hội xuất ngoại cao
- Môi trường làm việc cá tính: trang phục thoải mái, giờ làm việc linh hoạt
- Freelancer – Có thể làm việc tự do
- Ngành lập trình phần mềm đang trong thời kỳ khủng hoảng thiếu
- Có thể start-up một cách dễ dàng
Số liệu khảo sát nguồn nhân lực IT năm 2020 cho thấy, 78% các ứng viên chọn theo ngành lập trình vì yêu thích công nghệ, 63% vì thu nhập hấp dẫn, 54% vì tính logic và 42% là triển vọng phát triển nghề nghiệp.
Những điều hài lòng trong công việc
Có nhiều lý do hấp dẫn để chọn nghề lập trình, vậy thì điều mà khiến những lập trình viên cảm thấy hài lòng trong công việc là gì?
Hơn 80% cựu học viên Ironhack đang làm nghề lập trình viên tại các doanh nghiệp trả lời rằng họ cảm thấy hài lòng nhất là công việc có chuyên môn sâu nên họ có một lộ trình phát triển sự nghiệp rất rõ ràng. 65% lại thấy thoải mái nhất về môi trường làm việc, họ làm việc với giờ giấc linh hoạt và trang phục khá thoải mái.
Theo kết quả khảo sát của TopDev thì top5 sự hài lòng nhất của lập trình viên là:
- Được đào tạo và phát triển kỹ năng chuyên sâu
- Lộ trình phát triển sự nghiệp rõ rang
- Thu nhập xứng đáng
- Môi trường làm việc
- Dự án thú vị
Những hành vi tìm kiếm việc làm
Theo báo cáo của topDev, có đến 85,7% lập trình viên không có nhu cầu chủ động tìm việc mới. Điều này có thể nói lên rằng những lập trình viên này khá hài lòng về nghề nghiêp, công việc hiện tại. Có 62.9% trong số đó nói rằng sẽ cân nhắc nếu có cơ hội khác tốt hơn.
Lý do họ sẽ sẵn sang cân nhắc để nhảy việc được cho là họ muốn một mức thu nhập cao hơn ở hiện tại. Các cơ hội mới này thường được giới thiệu bởi bạn bè, người quen. Sở dĩ vì lập trình là một nghề đang được săn đón hiện nay và có sự cạnh tranh lớn về lương lập trình.
Nghiên cứu cũng chỉ ra chỉ có 13% lập trình viên thể hiện sự hài lòng với mức thu nhập hiện tại, trong khi con số phần trăm không hài lòng là 40%. Điều này một lần nữa nói lên rằng nghề lập trình thực sự có một sức cạnh tranh lớn về thu nhập, các lập trình viên nhất là những người đã có kinh nghiệp luôn có xu thế chuyển đổi về những doanh nghiệp sẵn sang trả một mức lương cao hơn.
Các vị trí công việc phổ biến
Những vị trí của một lập trình viên tại doanh nghiệp khá đa dạng, phụ thuộc vào đam mê, sở thích và kiến thức chuyên môn mà lập trinh viên đó đã theo đuổi. Các vị trí thường là: Front-end developer; Back-end developer; Full-stack developer; Desktop developer; Mobile developer; Graphics developer; Game developer…Trong đó, top3 vị trí phổ biến nhất của lập trình viên:
Front-end developer
Front-end developer là công việc lập trình liên quan đến giao diện người dùng, cần sự thẩm mỹ và bố cục trực quan, bắt mắt, phù hợp với nhu cầu khách hàng, nó đòi hỏi sự hiểu biết về các nguyên tắc thiết kế và các vấn đề liên quan đến hành vi tương tác của người dùng, nó không đòi hỏi quá nhiều sự hiểu biết về khoa học máy tính.
Các kỹ năng phát triển front-end bao gồm thiết kế giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX), CSS, JavaScript, HTML.
Back-end developer
Nếu Front-end developer là người kiến tạo nên vẻ bề ngoài của các trang web, thì Back-end developer là người xử lý mọi nghiệp vụ ẩn ở phía sau, giúp cho hệ thống có thể hoạt động theo ý muốn của mình. Back-end Developer là người quyết định cách thức website được vận hành.
Một back-end developer thường làm việc với các ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, Python, Scala, Go, C ++… Các Back-end developer thường cần sử dụng thêm một số công cụ như cơ sở dữ liệu (database), hệ thống lưu trữ (data storage), hệ thống log, caching, hệ thống email,…
Full-stack developer
Full Stack là sự kết hợp cả Front-end lẫn Back-end. Điều này có nghĩa một lập trình viên Full-stack thì vừa cần có tư duy logic vừa có tố chất về thẩm mỹ.
Theo số liệu nghiên cứu mới nhất của TopDev, Top3 vị trí phổ biến nhất của ngành lập trình vẫn là: Back-end developer; Front-end developer và Full-stack developer. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 3 vị trí này cũng thuộc Top những vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần nhất cho giai đoạn hiện nay. Có thể thấy sự thống trị của các xu hướng và các công nghệ web đã giúp cho số lượng web developer tăng mạnh mẽ hơn.
Mức lương
Với thống kê sơ bộ từ ITviec, thì hiện tại, mức lương trung bình dành cho 1 kỹ sư CNTT đã tăng 13% so với cùng kỳ, từ 1009.98 USD lên 1141.28 USD.
Theo số liệu thống kế từ TopDev, hiện nay lượng lập trình viên từ 5-10 năm kinh nghiệm chiếm khoảng 33%, trong khi đó lượng lập trình viên kinh nghiệm dưới 3 năm chiếm khoảng 53,5%
Mức lương của lập trình viên thường được quyết định bởi 2 yếu tố chính: số năm kinh nghiệm và nền tảng lập trình theo đuổi.
Đây là bảng thống kê mới nhất cụ thể về mức lương của lập trình viên từ 1,5 – 3 năm kinh nghiệm ở các nền tẳng lập trình.
Lập trình viên dành cho những ai?
Với sinh viên đã hoặc đang học ngành CNTT, lập trình viên thường sẽ là điểm đến mục tiêu đầu tiên của họ. Để đảm bảo có được một vị trí lập trình tại các công ty công nghệ, họ thường phải tự tìm tòi học hỏi từ những cộng đồng, những người đi trước bởi lẽ kiến thức học tập tại trường là chưa thể đáp ứng được các yêu cầu tại doanh nghiệp. Hiện nay xu thế những nhà đào tạo tổ chức huấn luyện thực chiến thêm cho sinh viên ngành CNTT đã giúp họ nhanh chóng trở thành một lập trình viên thực sự như mơ ước.
Tìm hiểu về phương pháp Coding Bootcamp được ứng dụng hiệu quả trong đào tạo lập trình
Với dân ngoại đạo thì sao? Học lập trình có khó không? Tuy nhu cầu tuyển dụng cao là vậy nhưng xin việc có dễ không? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra với những người chưa bao giờ học lập trình. Sự thật, giấc mơ lập trình hoàn toàn không xa nếu bạn đặt mục tiêu để đi đến. Hiện nay rất nhiều những nhà đào tạo đã nỗ lực trong công tác tổ chức đào tạo để có thể cung ứng được nguồn nhân lực cần thiết cho doanh nghiệp. Trong số họ, được ưa chuộng hiện nay chính là những chương trình đào tạo lập trình viên ngắn hạn, hiệu quả cao, đáp ứng ngay yêu cầu của doanh nghiệp, đối tượng là những người chưa biết gì về lập trình, bắt đầu từ con số 0. Đặc biệt là đảm bảo việc làm đầu ra để tang tính cam kết cũng như trách nhiệm của chương trình.
TÌM HIỂU CÁC KHÓA ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH VIÊN ĐẢM BẢO VIỆC LÀM TẠI IRONHACK VIỆT NAM